9 nguyên tắc Lockout/Tagout để đổi lấy sự an toàn trong bảo trì bảo dưỡng

Thứ bảy - 21/10/2023 01:02
Tại sao Lockout Tagout cần được áp dụng tại doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro do năng lượng gây ra?
Với xu hướng tự động hóa trong sản xuất tại các doanh nghiệp, hiện nay việc sử dụng năng lượng để vận hành máy móc, thiết bị trong quá trình sử dụng là điều không thể thiếu, nhưng làm sao để sử dụng năng lượng một cách an toàn thì việc áp dụng nguyên tắc Lockout Tagout là điều vô cùng quan trọng.
09 NGUYÊN TẮC LOCKOUT/TAGOUT ĐỂ ĐỔI LẤY SỰ AN TOÀN TRONG BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG
09 NGUYÊN TẮC LOCKOUT/TAGOUT ĐỂ ĐỔI LẤY SỰ AN TOÀN TRONG BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG
Vậy Lockout Tagout là gì? 
Hãy cùng PROLOCKEY.VN tìm hiểu ngay để có thể điều chỉnh và áp dụng vào quản lý an toàn năng lượng điện sử dụng tại doanh nghiệp.

Lockout Tagout là nguyên tắc an toàn thực hiện trước khi bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị. Quy trình Lockout (ngăn chặn, khóa lại) và Tagout (treo thẻ cảnh báo) để kiểm soát các mối nguy hiểm tiềm tàng và bảo vệ người lao động trong quá trình làm việc với máy móc, thiết bị có sử dụng năng lượng điện.

Với doanh nghiệp khi máy móc, thiết bị hư hỏng, có trục trặc đang có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thường có thể chứa các nguy cơ gây mất an toàn cho người vận hành cũng như cho tất cả người đang hoạt động trong khu vực có máy móc, thiết bị đang cần bảo dưỡng, sữa chữa. Các nguồn năng lượng gây mất an toàn, nguy hiểm ảnh hưởng đến người lao động có thể kể đến như hệ thống điện, hệ thống thủy lực, hệ thống cơ khí, hệ thống nhiệt.

Trong quá trình bảo dưỡng, sữa chữa nếu không sử dụng các nguyên tắc an toàn về lockout, Tagout thích hợp để bảo dưỡng. Những trường hợp thiết bị được bảo dưỡng có thể khởi động bất ngờ tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an toàn cho người vận hành cũng như những người xung quanh.

Nắm ngay 9 nguyên tắc an toàn về lockout- tagout cực kì quan trọng để đảm bảo sự an toàn trong bảo dưỡng, sữa chữa.
09 NGUYÊN TẮC LOCKOUT TAGOUT ĐỂ ĐỔI LẤY SỰ AN TOÀN TRONG BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG
1. Để có thể quản lý máy móc, thiết bị một cách tốt nhất đầu tiên: 
  • Khi có nhu cầu ngừng sửa chữa – bảo trì do hư hỏng hay bảo trì định kỳ, nhân viên vận hành có nhiệm vụ thông báo cho nhóm an toàn lập phiếu cách ly – cô lập thiết bị theo quy trình Thẻ TagOut.
2. Tiếp đến khi bảo dưỡng, sữa chữa cần:
  • Tắt nguồn cô lập các thiết bị/dụng cụ/máy móc có liên quan.
3. Sau khi cô lập cần: Xác định nguồn năng lượng tồn trữ và loại bỏ (điện/hóa chất tồn dư/khí gas phát sinh) như sau:
  • Trước khi tiến hành cách ly-cô lập phải xác định, định dạng các nguồn năng lượng mà thiết bị đang sử dụng, nhằm xác định và thấu hiểu các mối nguy về năng lượng (như điện năng, thế năng, nhiệt năng…), qua đó có các biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan.
  • Phải xác định được các dạng và nguồn năng lượng tồn trữ liên quan (tụ điện, lò xo, các bộ phận nghiêng, bánh răng, dầu áp lực, khí nén, khí đốt, khí độc, hơi nước…).
  • Trong trường hợp hệ thống phức tạp và được cung cấp bởi nhiều nguồn năng lượng hoặc tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, thì nhất thiết phải tiến hành lập quy trình và bảng kiểm tra riêng nhằm thống kê đầy đủ số lượng và vị trí cần tiến hành công tác cách ly và cô lập, cũng như xác định vị trí và chủng loại khóa/ thẻ cần phải sử dụng.
  • Xả bỏ các nguồn điện (tắt công tắc), hóa chất tồn dư trong đường ống, khí gas dư trong bồn chứa/tank…
  • Kiểm tra lại chắn chắn đã loại bỏ các năng lượng tồn dư.
4. Điều quan trọng là phải xác định loại phương tiện để khóa cách ly- cô lập bằng cách:
  • Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để khóa cô lập-cách ly các nguồn điện như khóa, khóa ổ cắm, khóa công tắc…, khóa van (valve) (gồm khóa van bướm, khóa van bi, khóa van gạt), khóa vô lăng, khóa (Lock Out-Tag Out).
5. Sau khi xác định loại phương tiện xong ta xác định vị trí để khóa cách ly- cô lập
  • Ghi chú các điểm cần thực hiện khóa cô lập (tốt nhất là khóa cô lập đầu vào và đầu ra của thiết bị, nếu thiết bị có hai lần khóa (khóa và khóa tổng) thì khóa cả hai.
6. Phần quan trọng không thể thiếu là Khóa – Treo thẻ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin về quy đinh lockout Tagout.
7. Thứ bảy kiếm tra thử để đảm bảo rằng không còn năng lượng tồn trữ
Trước khi thực hiện công việc sửa chữa – bảo trì, phải thực hiện việc kiểm tra để bảo đảm rằng thiết bị đã hoàn toàn được cách ly khỏi nguồn cung cấp năng lượng, bảo đảm không một ai bị phơi nhiễm năng lượng và để bảo đảm chắc chắn rằng thiết bị hoàn toàn không thể khởi động ngoài ý muốn.
8. Thứ tám tiến hành công việc bảo trì – sửa chữa.
9. Cuối cùng tháo bỏ cách ly và cô lập, kiểm tra xác nhận an toàn khi làm việc tiếp tục.
Trên đây là 9 nguyên tắc về Lockout Tagout mà Prolockey.vn muốn gửi đến quý doanh nghiệp để đảm bảo sự an toàn và tránh rủi ro trong quá trình bảo dưỡng, sữa chữa đối với máy móc, thiết bị có sử dụng năng lượng giúp đảm bảo các máy móc đã được cách ly khỏi các nguồn nguy hiểm có thể gây ra.

Lockout/Tagout giải pháp không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị cần được áp dụng tại doanh nghiệp để giảm bớt các rủi ro do năng lượng tiềm tàng gây ra đối với máy móc, thiết bị sử dụng.

Prolockey.vn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong tất cả các vấn đề về an toàn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay để được giải đáp được giải đáp mọi thắc mắc và có những trải nghiệp tốt nhất chỉ có tại Prolockey.vn.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây