Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH

Thứ hai - 04/04/2022 01:17
Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư
Thông tư
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
Căn cứ Điều 149 Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã; cá nhân có sử dụng lao động, bao gồm:
a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);
b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
d) Hợp tác xã;
đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.
2. Công chức, viên chức, người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện trường, cán bộ nghiên cứu, giáo viên giảng dạy, sinh viên thực tập, học sinh học nghề hoặc người thử việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 3. Phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:
a) Phương tiện bảo vệ đầu;
b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;
c) Phương tiện bảo vệ thính giác;
d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
đ) Phương tiện bảo vệ tay, chân;
e) Phương tiện bảo vệ thân thể;
g) Phương tiện chống ngã cao;
h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;
i) Phương tiện chống chết đuối;
k) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.
Chương 2.
NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
Điều 4. Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Điều 5. Nguyên tắc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Người sử dụng lao động thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó, đồng thời phải báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung vào danh mục.
3. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
4. Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.
6. Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian thăm quan, học tập.
7. Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
3. Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Điều 7. Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Căn cứ vào quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được ban hành tại Thông tư này và thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quyết định, hàng năm, người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện của người lao động để lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng).
2. Hạch toán kinh phí về mua sắm, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân vào chi phí thường xuyên đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp, vào chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Định kỳ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về tình hình thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cùng với tình hình thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến Thông tư này tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trên địa bàn quản lý.
2. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Thông tư này cùng với tình hình thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn.
Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại và hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014.
2. Quyết định số 1407/1997/QĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chuẩn trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho các nghề, công việc đặc thù của ngành Dự trữ quốc gia; Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại và các văn bản khác có nội dung trái với quy định tại Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu và giải quyết./.
 
 
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ (15 b), PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Lĩnh
 
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN TRANG BỊ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM NGHỀ, CÔNG VIỆC CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư sổ 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

I. ĐO ĐẠC - XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
Số TT Tên nghề, công việc Tên trang bị Ghi chú
1 Chọn điểm tam giác ở vùng rừng núi, hải đảo. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Tất chống vắt;
- Giầy đi rừng cao cổ;
- Quần áo và mũ chống lạnh;
- Áo mưa;
- Phao cứu sinh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị khi làm việc ở mặt nước.
2 Đo ngắm tam giác. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Tất chống vắt;
- Giầy vải bạt thấp cổ(1);
- Quần áo và mũ chống Iạnh(2);
- Phao cứu sinh(3);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Thay bằng giầy vải bạt cao cổ đi rừng khi làm việc ở vùng rừng núi.
(2) Trang bị khi làm việc ở vùng rét.
(3) Trang bị khi làm việc ở mặt nước.
3 - Chọn điểm chôn mốc, Đo thủy chuẩn;
- Đo thiên văn, trọng lực, điện quang;
- Đổ mốc xi măng cát đá;
- Điều vẽ bản đồ địa hình;
- Chôn mốc giải tích xi măng cát đá.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ(1);
- Tất chống vắt;
- Quần áo và mũ chống lạnh(2);
- Phao cứu sinh(3);
- Áo mưa;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học(4);
- Xà phòng.
(1) Thay bằng giấy vải bạt cao cổ đi rừng khi làm việc ở vùng rừng núi.
(2) Trang bị khi làm việc ở vùng rét.
(3) Trang bị khi làm việc ở mặt nước.
(4) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
4 Trắc địa, đo đạc cắm tuyến cầu đường. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Tất chống vắt;
- Quần áo và mũ chống lạnh(1);
- Phao cứu sinh(2);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Trang bị khi làm việc ở vùng rét.
(2) Trang bị khi làm việc ở mặt nước.
5 Đo đạc và phân hạng ruộng đất để vẽ bản đồ địa chính. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Tất chống vắt;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
6 Dựng cột tiêu, bảo quản cột tiêu, xây bệ móng, đổ mốc xi măng cát đá. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ(1);
- Tất chống vắt;
- Đệm vai;
- Quần áo và mũ chống lạnh(2);
- Phao cứu sinh(3);
- Dây an toàn chống ngã cao(4);
- Khẩu trang lọc bụi(5);
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học(5);
- Xà phòng.
(1) Thay bằng giầy vải bạt cao cổ đi rừng khi làm việc ở vùng rừng núi.
(2) Trang bị khi làm việc ở vùng rét.
(3) Trang bị khi làm việc trên mặt nước.
(4) Trang bị khi làm việc trên cao.
(5) Dùng khi cạo rỉ, sơn tẩm thuốc chống mối mọt đối với cột tiêu thép, gỗ.
II. KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Số TT Tên nghề, công việc Tên trang bị Ghi chú
1 Quan trắc viên khí tượng mặt đất (đo nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, mưa, gió, bảo quản thiết bị). - Quần áo lao động phổ thông;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Kính chống bức xạ;
- Găng tay vải bạt;
- Mũ chống lạnh(1);
- Áo choàng vải xanh(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
(2) Trang bị để sử dụng khi đo bức xạ.
2 Quan trắc viên Thủy văn: Đo lưu lượng nước sông. - Quần áo lao động phổ thông;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Phao cứu sinh(1);
- Áo, Mũ chống lạnh(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị sử dụng khi làm việc trên mặt nước sâu.
(2) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
3 Quan trắc viên Thủy văn: Đo mực nước sông. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Áo mưa;
- Ủng cao su;
- Găng tay cao su;
- Áo, Mũ chống lạnh(1);
- Phao cứu sinh(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
(2) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
4 Quan trắc viên hải văn: Đo mực nước biển, độ mặn, độ PH. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Áo mưa;
- Ủng cao su;
- Găng tay cao su;
- Phao cứu sinh(1);
- Áo, Mũ chống lạnh(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị sử dụng khi làm việc trên mặt nước sâu.
(2) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
5 Thu thập số liệu mưa ở các trạm. - Quần áo lao động phổ thông;
- Áo mưa;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Xà phòng.
 
6 Quan trắc viên khí tượng nông nghiệp (đo đạc các yếu tố khí tượng mặt đất, trồng các loại cây để thực nghiệm về khí tượng nông nghiệp). - Quần áo lao động phổ thông;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay cao su;
- Áo, Mũ chống lạnh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
7 Quan trắc viên khí tượng cao không (đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, đo gió ở các độ cao khác nhau). - Áo choàng vải màu trắng;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Áo, Mũ chống lạnh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
8 Vận hành máy điều chế khí H2. - Quần áo lao động phổ thông;
- Ủng cao su;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Mũ vải;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Găng tay cao su;
- Áo, mũ chống lạnh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
9 Quan trắc ôzôn và tia cực tím. - Áo choàng vải màu trắng;
- Mũ vải;
- Kính chống bức xạ;
- Ủng cách điện(1);
- Găng tay cách điện(1);
- Áo, Mũ chống lạnh(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
(2) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
10 Quan trắc viên môi trường. - Quần áo lao động phổ thông;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay cao su;
- Áo, Mũ chống lạnh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo vùng có nhiệt độ thấp dưới 13°5.
11 Hóa nghiệm môi trường nước và không khí (thuộc Viện Khí tượng Thủy văn). - Áo choàng vải màu trắng;
- Mũ vải trắng;
- Găng tay cao su;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Xà phòng.
 
12 Khảo sát khí tượng thủy văn, hải văn nông nghiệp và môi trường. - Quần áo lao động phổ thông;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Phao cứu sinh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
13 Kiểm định và sửa chữa máy khí tượng thủy văn. - Quần yếm;
- Mũ vải;
- Xà phòng.
 
III. TÌM KIẾM - THĂM DÒ KHOÁNG SẢN TÀI NGUYÊN
Số TT Tên nghề, công việc Tên trang bị Ghi chú
1 - Trắc địa Carota;
- Trắc địa, đo đạc cắm tuyến khảo sát.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Ủng cao su;
- Tất chống vắt;
- Đệm vai;
- Áo mưa;
- Quần áo và mũ chống lạnh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị cho người làm việc ở vùng rét.
2 - Tìm kiếm, khảo sát dầu khí;
- Tìm kiếm địa chất, đi lộ trình tại các đơn vị tìm kiếm và thăm dò, theo dõi thi công các công trình địa chất.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt.
- Tất chống vắt(1);
- Quần áo và mũ chống lạnh(2);
- Ủng cao su(3);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Cấp khi đi khảo sát ở trên rừng.
(2) Cấp khi làm việc ở vùng rét.
(3) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
3 Địa vật lý hàng không. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Giày vải bạt thấp cổ;
- Xà phòng.
 
4 Địa vật lý mặt biển. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Xà cạp;
- Áo mưa;
- Quần áo và mũ chống lạnh(1);
- Xà phòng.
(1) Cấp khi làm việc ở vùng rét.
5 Đãi mẫu sa khoáng, lấy mẫu kim lượng, mẫu rãnh, mẫu vỉa, gia công công nghiệp. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Quần áo và mũ chống lạnh(1);
- Xà phòng.
(1) Cấp khi làm việc ở vùng rét.
6 Mài mẫu. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Ủng cao su;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Xà phòng.
 
7 Nghiền giã quặng, rây và đóng gói quặng. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khăn mặt bông;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Xà phòng.
 
8 Carôta phóng xạ. - Quần áo vải dầy và trơn;
- Áo quần lót xuân hè;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt hoặc cao su;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Tay gắp nguồn;
- Bộ ứng phó sự cố bức xạ.
- Ủng cao su(1);
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Quần áo chống tia Rơnghen và phóng xạ(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
9 Tìm kiếm và thăm dò chuyên đề phóng xạ. - Quần áo vải dầy và trơn;
- Áo quần lót xuân hè;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Tất chống rét;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay vải bạt;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Khăn mặt bông;
- Quần áo chống lạnh(1);
- Ủng cao su(2);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Trang bị cho người làm việc ở vùng rét.
(2) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
10 - Tuyển khoáng phóng xạ, nghiền giã quặng phóng xạ;
- Nhân viên kỹ thuật làm việc tại vùng mỏ phóng xạ.
- Áo quần vải dầy và trơn;
- Áo quần áo lót xuân hè;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay vải bạt;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Khăn mặt bông;
- Quần áo + tất chống lạnh(1);
- Ủng cao su(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị cho người làm việc ở vùng rét.
(2) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
11 Làm việc trong các phòng, lí, hóa nghiệm phóng xạ. - Áo choàng trắng;
- Quần vải trắng;
- Mũ vải trắng;
- Găng tay cao su mỏng;
- Dép xốp;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Khăn mặt bông;
- Xà phòng.
 
12 Tiếp xúc với tia X, tia phóng xạ, siêu âm. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Găng tay cao su chống phóng xạ;
- Yếm chống tia Rơnghen và phóng xạ;
- Xà phòng.
 
13 Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân. - Bộ quần áo bảo vệ chống phóng xạ và nhiễm bẩn phóng xạ;
- Mặt nạ chống phóng xạ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Mũ bảo vệ chuyên dùng để ngăn ngừa tia phóng xạ;
- Khăn mặt bông;
- Xà phòng;
- Ủng cao su;
- Găng tay cao su chống phóng xạ;
- Yếm chống phóng xạ;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
IV. KHAI KHOÁNG
Số TT Tên nghề, công việc Tên trang bị Ghi chú
IV.1. Khai thác trong hâm lò.
1 - Chống cuốc và vận tải trong lò chợ;
- Chống cuốc trong lò (kể cả xây dựng và khai thác mỏ).
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Ghệt vải bạt(1);
- Ủng cao su(2);
- Khăn mặt bông;
- Xà phòng.
(1) Trang bị để dùng khi khai thác.
(2) Trang bị để dùng khi cần thiết.
- Lò bị dột nước được trang bị thêm Áo mưa.
2 Điều khiển các loại máy khoan, búa khoan, đục lỗ mìn, nhồi thuốc bắn mìn (xây dựng và khai thác mỏ). - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Ủng cao su(1);
- Ghệt vải bạt(2);
- Khăn mặt bông;
- Xà phòng.
(1) Trang bị để dùng khi cần thiết.
(2) Trang bị để dùng khi khai thác.
- Lò bị dột nước được trang bị thêm Áo mưa.
3 Mang thuốc và nhồi thuốc bắn mìn trong hầm lò (không khoan). - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su(1);
- Ghệt vải bạt;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Xà phòng.
(1)Trang bị để sử dụng khi cần thiết.
4 Vận hành hoặc lái các loại máy, thiết bị khai thác, xây dựng trong hầm lò (máy đào, máy xúc, máy đánh rạch, máy cào, máy xoắn ốc, quăn lật). - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hâm lò (mũ thợ lò);
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su(1);
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay cách điện(2);
- Ủng cách điện(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị để sử dụng khi cần thiết.
(2) Trang bị theo máy để sử dụng khi cần thiết.
5 Mở máng, tháo máng, chọc máng, đổ khoáng sản vào xe goòng và đẩy xe goòng ra vào lò. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su(1);
- Ghệt vải bạt;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
6 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy trong hầm lò. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su(1);
- Đệm vai;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
7 Lái tàu điện vận tải khoáng sản trong lò ra. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay cách điện;
- Ủng cao su(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
8 Bắt nhíp và móc nối toa goòng tàu điện trong hầm lò. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay cách điện(1);
- Ủng cao su(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
9 Lắp đặt, sửa chữa định kỳ các loại máy, thiết bị khai thác và xây dựng mỏ trong hầm lò. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Ủng cao su(1);
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ghệt vải bạt;
- Đệm vai;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
10 - Trực sửa chữa cơ khí, điện trong hầm lò;
- Mắc và sửa chữa đường dây điện thoại, truyền thanh trong hầm lò.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Găng tay cách điện(1);
- Ủng cách điện(1);
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Đèn pin;
- Ghệt vải bạt;
- Đệm vai;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
11 - Lắp đặt, sửa chữa, thăm dò đường ống nước trong hầm lò;
- Thợ sắt làm việc trong hầm lò.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ghệt vải bạt;
- Ủng cao su(1);
- Đệm vai;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
12 Thông gió, thoát nước vệ sinh đường trong hầm lò. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Ủng cao su;
- Xà phòng.
 
13 - Tu bổ, chống chữa lò;
- Xây cuốn, xây cống rãnh trong hầm lò.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su(1);
- Ghệt vải bạt;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
14 Đóng cửa gió trong lò. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Xà phòng.
 
15 - Vận hành máy ép hơi;
- Vận hành máy quạt gió vào lò;
- Vận hành tời cho người và nguyên vật liệu lên xuống lò giếng.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Găng tay cách điện(2);
- Xà phòng.
(2) Trang bị theo máy để dùng khi cần thiết.
16 - Trắc địa làm việc trong hầm lò;
- Lấy mẫu khoáng sản trong hầm lò.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân hầm lò (mũ thợ lò);
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
17 - Đóng cửa gió ngoài lò;
- Đánh tín hiệu lò giếng.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Xà phòng.
 
IV.2. Khai thác lộ thiên và những việc làm trên tầng
18 Vận hành máy khoan (xông đỏ, BC, xe gầu xoay). - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Găng tay cách điện(1);
- Ủng cách điện(1);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo máy để dùng khi cần thiết.
19 Điều khiển sửa chữa các loại búa khoan. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Đệm vai;
- Đệm bụng;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
20 Mang mìn và nhồi thuốc bắn mìn, nổ mìn (không khoan). - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Kính chống các vật văng bắn;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
21 - Lái các loại máy gạt, ủi, cào, đóng cọc, dồn đống;
- Lái các loại máy xúc chạy bằng dầu (kể cả phụ lái).
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Nịt bụng;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
22 Lái máy xúc điện (kể cả phụ lái) - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Găng tay cách điện(1);
- Ủng cách điện(1);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Trang bị theo máy để dùng khi cần thiết.
23 Tháo máng, chọc tải, mở máng. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
24 - Khai thác và xây dựng mỏ:
+ Xúc chuyển, thải đất đá;
+ Xúc vận chuyển khoáng sản khai thác;
- Chuyên đổ đầu tầng, xúc lên goòng và đẩy goòng, xúc lên ô tô, lên toa tàu;
- San lấp, thu dọn, dồn đống, vận chuyển ở kho bãi chứa khoáng sản.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
Nữ được trang bị thêm khăn choàng chống bụi, nắng nóng (1,2m x 0,8m).
25 Đào hào, đào giếng (thăm dò và khai thác khoáng sản). - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su(1);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
26 Lái tàu điện trên tầng ngoài lò của các mỏ. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
27 - Đánh tín hiệu đầu đường (đánh móc);
- Điều độ xe ra vào moong và bãi thải.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
28. Vận hành băng tải, kiểm tra loại thải đá và các tạp chất trên băng chuyền, trên toa xe và ở kho bãi chứa. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải(1);
- Găng tay cao su;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Khăn choàng chống bụi, nắng, nóng;
- Áo mưa(2);
- Xà phòng.
(1) Thay bằng mũ, nón lá chống mưa nắng cho người làm việc ngoài trời.
(2) Trang bị cho người làm việc ngoài trời.
29 Phục vụ chân trục (móc ngáo, đóng tay khóa, kéo cáp, chén máy xúc). - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
30 Lấy mẫu khoáng sản ở trên tầng. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
31 Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu để sản xuất, cấp phát dụng cụ, phương tiện cho công nhân sản xuất hàng ngày; mang dụng cụ ra nơi làm việc. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
32 - Kiểm tu và sửa chữa xe máy ở hiện trường khai thác mỏ lộ thiên;
- Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển máy, thiết bị ở hiện trường khai thác và xây dựng mỏ lộ thiên.
- Quần áo vải bạt;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Xà phòng.
 
IV.3. Nghiền - Sàng - Tuyển
33 Đập, sàng chọn đá, quặng, than (làm thủ công) ở nhà sàn và các kho bãi chứa mở máng, kéo trang. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải(1);
- Khăn choàng chống bụi, nóng, nắng (1,2m x 0,8m)(1);
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Trang bị thay bằng mũ, nón lá chống mưa nắng cho người làm việc ngoài trời.
34 - Vận hành máy sàng rung:
- Vận hành máy đập, máy kẹp, máy nghiền khoáng sản;
- Vận hành máy lọc, máy phân ly khoáng sản (than, quặng).
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải(1);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Thay bằng mũ. nón lá chống mưa nắng cho người làm việc ngoài trời.
35 - Vận hành máy rửa quặng (dùng nước để rửa);
- Vận hành máy súng nước, máy bơm nước;
- Đãi khoáng sản, xúc dọn ở máy rửa.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải(1);
- Găng tay vải bạt;
- Ủng cao su;
- Yếm hoặc tạp dề chống ướt bẩn;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Thay bằng mũ, nón lá chống mưa nắng cho người làm việc ngoài trời.
36 Đãi khoáng sản thủ công. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay cao su;
- Ủng cao su;
- Yếm hoặc tạp dề chống ướt bẩn;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
37 Lên thung nhà sàng. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Thay bằng mũ, nón lá chống mưa nắng cho người làm việc ngoài trời.
38 Phân loại quặng bằng nam châm. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
39 - Kéo tời, chèn tời, chèn xe, đóng chốt, tháo va gông;
- Đẩy xe, bắn xe.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải(1);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Thay bằng mũ, nón lá chống mưa nắng cho người làm việc ngoài trời.
40 Đóng cửa, quét ô gọi xe ở nhà sàng cân khoáng sản hoặc bến bãi chứa. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải(1);
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Thay bằng mũ, nón lá chống mưa nắng cho người làm việc ngoài trời.
41 Chọn hố bùn, mở van bùn và dọn hầm quang lật. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ hoặc nón chống mưa nắng;
- Găng tay vải bạt;
- Găng tay cao su;
- Ủng cao su;
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
42 - Chèn cân, sửa chữa cân ở bến bãi chứa khoáng sản (loại cân lớn nguyên toa, nguyên xe);
- Sửa chữa cơ điện ở nhà sang.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
 
- Áo mưa;
- Xà phòng.
 
V. KHAI THÁC - VẬN CHUYỂN - CHẾ BIẾN - TÀNG TRỮ - PHÂN PHỐI SẢN PHẨM DẦU KHÍ
Số TT Tên nghề, công việc Tên trang bị Ghi chú
1 - Kíp trưởng, kỹ thuật dàn khoan;
- Khoan sâu;
- Bắn mìn, thử vỉa;
- Sửa chữa khoan bơm;
- Xây lắp tháp khoan;
- Chạy máy điêzen (diesel) ở giàn khoan;
- Thợ điện trên dàn khoan;
- Thợ khảo sát giếng khoan;
- Đo liều lượng phóng xạ giếng khoan;
- Thợ vận hành trạm bơm ép vỉa;
- Thợ vận hành trạm nén khí, máy nén khí;
- Thợ nguội sửa chữa thiết bị khoan trên biển;
- Thợ khai thác.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Giầy chống xăng, dầu mỡ;
- Găng tay vải bạt;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Quần áo và mũ chống lạnh;
- Nút tai chống ồn;
- Mũ chống chấn thương sọ não có bộ phận vải trùm vai hoặc có vành che;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Áo mưa;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Phao cứu sinh(1);
- Áo phao(2);
- Khăn bông trùm đầu(3);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
(2) Trang bị để sử dụng khi làm việc trên biển.
(3) Trang bị cho người làm việc trực tiếp với xăng dầu.
2 - Thợ xử lý hóa phẩm;
- Bơm trám xi măng;
- Sản xuất dung dịch khoan.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Giầy chống xăng, dầu mỡ;
- Găng tay vải bạt;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Nút tai chống ồn;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Áo mưa;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay chống axít, kiềm;
- Yếm chống axít, kiềm;
- Ủng chống axít, kiềm;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Phao cứu sinh(1);
- Áo phao(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung đê sử dụng khi cần thiết.
(2) Trang bị để dùng khi làm việc trên mặt biển.
3 Xây lắp các công trình dầu khí. - Quần áo lao động phổ thông;
- Giầy da, giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Ủng cao su;
- Mũ chống chấn thương sọ não có bộ phận vải trùm vai hoặc có vành che;
- Quần áo và mũ chống lạnh;
- Găng tay vải bạt;
- Áo mưa;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Phao cứu sinh (1);
- Áo phao (2);
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Đệm vai;
- Khăn bông trùm đầu (3);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
(2) Trang bị để dùng khi làm việc trên mặt biển.
(3) Trang bị cho người làm việc trực tiếp với xăng dầu.
4 Thợ hàn các công trình dầu khí. - Quần áo lao động phổ thông;
- Giầy da, giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Ủng cao su;
- Mũ chống chấn thương sọ não có bộ phận vải trùm vai hoặc có vành che;
- Quần áo và mũ chống lạnh;
- Găng tay vải bạt;
- Áo mưa;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Phao cứu sinh(1);
- Áo phao(2);
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Mặt nạ hàn;
- Kính hàn hơi;
- Găng tay cách điện;
- Ghệt vải bạt;
- Đệm vai;
- Khăn bông trùm đầu(3);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
(2) Trang bị để dùng khi làm việc trên mặt biển.
(3) Trang bị cho người làm việc trực tiếp với xăng dầu.
5 Kỹ thuật lấy mẫu nước. - Quần áo lao động phổ thông;
- Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Ủng cao su;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Quần áo và mũ chống lạnh;
- Găng tay vải bạt;
- Áo mưa;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Phao cứu sinh(1);
- Áo phao(2);
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Găng tay cao su;
- Đệm vai;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
(2) Trang bị cho người làm việc trên mặt biển.
6 Thợ vận hành hệ thống dẫn khí, dẫn dầu. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não có bộ phận vải trùm vai hoặc có vành che;
- Giầy chống xăng, dầu mỡ;
- Găng tay vải bạt;
- Áo mưa;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Bịt tai chống ồn(1);
- Găng tay cách điện(1);
- Ủng cao su(1);
- Khăn bông trùm đầu(2);
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
(2) Trang bị cho người làm việc trực tiếp với xăng dầu.
7 Thợ sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống dẫn khí, dẫn dầu. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não có bộ phận vải trùm vai hoặc có vành che;
- Giầy da cao cổ chống dầu;
- Găng tay chống dầu;
- Áo mưa;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Bịt tai chống ồn(1);
- Găng tay cách điện(1);
- Ủng cao su(1);
- Khẩu trang lọc bụi;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Khăn bông trùm đầu(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
(2) Trang bị cho người làm việc trực tiếp với xăng dầu.
8 Chống ăn mòn kim loại cho các công trình dầu khí (phun cát, phun nhôm, phun sơn). - Quần áo lao động phổ thông;
- Giầy da cao cổ chống dầu;
- Găng tay chống dầu;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Găng tay vải bạt;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Phao cứu sinh(1);
- Áo phao(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
(2) Trang bị khi làm việc trên mặt biển.
9 Hóa nghiệm xăng dầu. - Áo choàng vải trắng:
- Mũ vải;
- Găng tay cao su;
- Bán mặt nạ phòng độc chuyên dùng;
- Xà phòng.
 
10 Vận hành máy, thiết bị sản xuất các hóa phẩm dầu khí. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Kính chống axít(1);
- Găng tay chống xăng, dầu, mỡ(1);
- Găng tay chống axít, kiềm(1); ;
- Ủng cao su chống dầu, axít(1);
- Bán mặt nạ phòng độc(1);
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Giầy da cao cổ mũi sắt(1);
- Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Găng tay vải bạt;
- Nút tai chống ồn;
- Quần áo chống axít(1);
- Áo mưa;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Mũ vải;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Giầy da cao cổ;
- Ủng cao su;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi làm việc trực tiếp với axít.
11 Sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị sản xuất hóa phẩm dầu khí. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Kính chống axít(1);
- Găng tay chống dầu(1);
- Găng tay chống axit, kiềm(1);
- Ủng chịu dầu, axít(1);
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Giầy da cao cổ mũ sắt;
- Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Găng tay vải bạt;
- Nút tai chống ồn;
- Quần áo chống axít(1);
- Áo mưa;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay cách điện(2);
- Mặt nạ hàn(2);
- Kính hàn hơi(2);
- Dây an toàn chống ngã cao(2);
- Ủng cao su;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi làm việc trực tiếp với axít.
(2) Trang bị chung để dùng khi cần thiết
12 - Nấu lọc, tái sinh dầu;
- Pha chế dầu mỡ nhờn.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy chống xăng, dầu mỡ;
- Bán mặt nạ phòng độc;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết
13 Phân tích mẫu địa hóa, cổ sinh, thạch học, cơ lí, hóa phẩm, môi trường: dầu, nước, không khí nhiễm bẩn, nước thí nghiệm dầu. - Áo choàng vải trắng;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay cao su;
- Ủng cao su;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Nút tai chống ồn;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng;
- Xà phòng.
 
14 Thử độc hại đối với sinh vật (phân tích môi trường). - Áo choàng vải trắng;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay cao su;
- Ủng cao su;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng;
- Xà phòng.
 
15 Xử lý chất thải (phân tích môi trường). - Quần áo lao động phổ thông;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Kính chống bức xạ;
- Giầy chống rung, dầu mỡ;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng;
- Găng tay vải;
- Nút tai chống ồn;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Phao cứu sinh(1);
- Áo phao(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết
(2) Trang bị khi làm việc trên mặt biển.
16 Kiểm tra không phá hủy (phương pháp tia X tia g, hạt từ, thẩm thấu, rửa phim), thực địa hiện trường (phân tích môi trường). - Quần áo lao động phổ thông;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Kính chống bức xạ;
- Giầy chống rung, dầu mỡ;
- Găng tay vải bạt;
- Nút tai chống ồn;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Phao cứu sinh(1);
- Áo phao(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết
(2) Trang bị khi làm việc trên mặt biển.
17 - Giao nhận, đo xăng dầu trong kho hang hầm;
- Vận hành máy bơm xăng, thông gió trong kho hang hầm.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy chống xăng, dầu mỡ;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Bình dưỡng khí(1);
- Bịt tai chống ồn;
- Xà phòng.
(1) Trang bị cho người tiếp xúc trực tiếp với hơi xăng dầu.
18 - Giao nhận, đo xăng dầu, khí hóa lỏng (gas) ở các phương tiện chứa đựng đặt trong nhà, ngoài trời, trên tàu, xà lan, vận tải xăng dầu;
- Đong rót xăng, dầu, khí hóa lỏng (gas) vào các phương tiện vận tải, chứa đựng.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Găng tay chống xăng, dầu, mỡ(1);
- Khẩu trang lọc bụi;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Bình dưỡng khí(1);
- Giầy chống xăng, dầu mỡ, chống trơn trượt;
- Quần áo mưa;
- Bộ quần áo thợ lặn(2);
- Phao cứu sinh(2);
- Xà phòng.
(1) Trang bị cho người làm việc trực tiếp với xăng dầu.
(2) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
19 - Xúc rửa phuy xăng dầu;
- Xúc rửa tàu, xà lan, bể, va gông, ô tô, xitéc.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Găng tay chống xăng, dầu, mỡ;
- Ủng cao su chống dầu(1);
- Dép nhựa có quai hậu;
- Áo mưa;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Bình dưỡng khí(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị khi làm việc trong thùng hoặc bể.
20 Cạo rỉ, sơn, hàn các phương tiện chứa xăng dầu. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
- Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Mặt nạ hàn(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
21 Bảo quản, sửa chữa, giải quyết sự cố đường ống, hố van, máy bơm xăng dầu và bể dầu. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy chống xăng, dầu mỡ;
- Áo mưa;
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
22 - Sửa chữa bên bãi xuất nhập xăng dầu;
- Nạo vét cống rãnh, cặn bẩn xăng dầu, gạn váng dầu.
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su chống dầu;
- Xà phòng.
 
23 Bốc xếp, vần lăn phuy xăng dầu, khí hóa lỏng (gas), nhựa đường. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy mũi cứng thấp cổ, chống va đập, chống trơn trượt;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Quần áo mưa;
- Xà phòng.
 
24 Tháo lắp, sửa chữa cột bơm xăng dầu và một số thiết bị khác. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Găng tay cách điện;
- Ủng cách điện(1);
- Dây an toàn chống ngã cao(1);
- Áo mưa;
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để dùng khi cần thiết.
25 Bán lẻ xăng, dầu mỡ, khí hóa lỏng tại các cửa hàng. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy mũi cứng thấp cổ chống va đập, chống trơn trượt;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Quần áo mưa;
- Xà phòng.
 
26 Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu vận chuyển xăng dầu. - Quần áo lao động phổ thông;
- Áo mưa;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Găng tay vải bạt;
- Găng tay chống xăng, dầu, mỡ(1);
- Ủng cao su chống dầu(1);
- Mặt nạ phòng độc chuyên dùng(1);
- Bình dưỡng khí(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết.
27 Lái, phụ xe vận chuyển xăng dầu, khí hóa lỏng (gas) và các hóa chất khác. - Quần áo lao động phổ thông;
- Quần áo mưa;
- Mũ vải;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy da thấp cổ chống xăng dầu, chống trơn trượt;
- Xà phòng.
 
28 Nhân viên ứng cứu sự cố dầu tràn. - Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ chống chấn thương sọ não;
- Giầy chống xăng, dầu mỡ;
- Ủng cao su chống dầu;
- Găng tay chống xăng, dầu, mỡ;
- Quần áo mưa;
- Phao cứu sinh(1);
- Xà phòng.
(1) Trang bị chung để sử dụng khi làm việc trên mặt nước.
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
 
Cơ quan đề nghị
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: ………………
V/v: Đề nghị bổ sung danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân
……., ngày … tháng …. năm….
 
Kính gửi: …………………………………………(1)
Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, để phù hợp với điều kiện lao động của công việc cụ thể tại đơn vị, ……………………………(2) đề nghị bổ sung công việc và phương tiện bảo vệ cá nhân vào danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân như sau
TT Nghề, công việc Mô tả điều kiện lao động Phương tiện bảo vệ cá nhân đề xuất Ghi chú
1        
2        
3        
….        
Đề nghị …………….(1) kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân./.
 
 
Nơi nhận:
- …………….
- ……………..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
 
______________________
(1) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản.
(2) Tên doanh nghiệp, đơn vị.
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Tên đơn vị: …………
SỔ THEO DÕI CÁP PHÁT PHƯƠNG TIỆN BẢO VỀ CÁ NHÂN
NĂM ………..
TT Họ và tên người nhận Bộ phận, nơi làm việc Tên, loại Số lượng Ngày nhận Ghi chú Ký nhận
1              
2              
3              
             
               
               
               
               
               
 
NGƯỜI THỰC HIỆN CẤP PHÁT
(Ký tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
 
Phương tiện bảo vệ cá nhân sử dụng chung thì ghi rõ vào cột ghi chú

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây